CHIA SẺ

Tuesday, October 3, 2017

CÁCH PHÒNG TRÁNH MỘT SỐ BỆNH TRÊN CÂY SƠ RI

Cây Sơ Ri là một trong những loại cây trái có tốc độ sinh trưởng nhanh, sức đề kháng tốt. Cây có thể trồng ở những vùng khô hạn, đất phèn, mặn. Tuy nhiên, cây cũng có thể bị nhiễm một số loại sâu bệnh nếu người trồng không kịp thời phòng tránh sẽ ảnh hưởng đến cây và chất lượng trái. Dưới đây chúng tôi hướng dẫn Bà con cách phòng tránh 03 loại sâu bệnh phổ biến thường gặp trên Cây Sơ Ri.



Cây Sơ Ri Giống

Cách diệt trừ sâu bệnh hại Cây Sơ Ri

Ba loại sâu bệnh phổ biến trên Cây Sơ Ri là Ruồi Đục Quả, Rệp Sáp và Rầy Ốc. Cách điều trị như sau:

Đối với Ruồi Đục Quả thì, Bà con nông dân sử dụng supiroptein, hiện của viện nghiên cứu Cây Ăn Quả Miền Nam hỗ trợ, phun thành từng chòm từng chòm trên vườn cây để diệt được con ruồi.


Cách diệt trừ sâu bệnh hại Cây Sơ Ri

Đối với hai đối tượng còn lại là Riệp Sáp và Rầy Ốc thì Bà con xử lý rệp sáp bằng supraxit. Riêng Rầy Ốc là một đối tượng tương đối mới, thì Bà con sử dụng chất actara để diệt con này hoặc là supraxit.

Cách phòng sâu bệnh trên Cây Sơ Ri

Ngoài ba loại sâu bệnh trên thì Cây Sơ Ri cũng ít gặp các bệnh khác. Sơ Ri có thể gặp các bệnh liên quan đến rễ cây do cây bị oi nước, những khu vườn mà thoát nước kém, do Bà con không đánh rãnh, thì cây sẽ bị còi cọc, vàng lá. Để khắc phục hiện tượng này thì Bà con có thể đánh rãnh thoát nước, rồi bón bổ sung phân vi lượng có tác dụng kích thích các bộ rễ, cộng thêm lân có tác dụng giúp bộ rễ phát triển tốt trở lại. 


Cách phòng sâu bệnh trên Cây Sơ Ri

Quả Sơ Ri có lớp vỏ mỏng, dễ bị hỏng khi thu hoạch nên Bà con cần lưu ý khâu bảo quản để không làm ảnh hưởng đến chất lượng quả. Để bảo quản Cây Sơ Ri khi thu hoạch, trước hết là về vấn đề bón phân, chúng ta phải bón phân cho cân đối, đặc biệt trong đó phải có bón phân Kali cho cây đủ sức, vì nếu không có bón phân kali, từ khi thu hoạch, thì chỉ cần cách một bữa là Trái Sơ Ri sẽ hư không còn ăn được.

Ngoài ra, việc Bà con thực hiện đúng quy trình sản xuất như hướng dẫn và tuân thủ theo các biện pháp an toàn thực phẩm cũng là một cách phòng bệnh hiệu quả cho cây và mang lại giá trị kinh tế cao.

CÂY SƠ RI KHÔNG RA TRÁI PHẢI LÀM SAO

Cây Sơ Ri là một Cây Ăn Trái, Cây Cảnh khá dễ trồng, dễ chăm sóc, thông thường cây trồng bằng cây ghép, cây chiết sau 18 tháng cây sẽ cho trái. Hàng năm, Cây Sơ Ri ra hoa từ 6-8 đợt nhưng chỉ khoảng 2 mùa quả đậu. Muốn cây ra hoa nhiều, quả chất lượng cần chú ý lượng nước tưới và phân bón cung cấp cho cây phải đủ và đúng thời kỳ nhất là vào thời kỳ cây ra hoa, kết trái. Thường xuyên xới gốc, phun thuốc phòng trừ sâu bệnh hại cho cây.


Trái Sơ Ri

Cây Sơ Ri không ra trái phải làm sao?

Cây Sơ Ri chưa cho trái mặc dù đã trồng khá lâu Bà con cần bình tĩnh xử lý và chăm sóc cho cây. Đối với những Cây Sơ Ri trồng từ hạt thì thời gian cho trái sẽ chậm hơn so với cây giống nhân giống bằng phương pháp ghép cành, chiết cành.


Cây Sơ Ri không ra trái phải làm sao

Cây Sơ Ri chưa cho trái còn có một khả năng cao đó là do cách chăm sóc của Bà con chưa tốt, chưa đúng giai đoạn phát triển của cây và khi cây chuẩn bị ra hoa, kết trái thì gặp thời tiết xấu không đậu trái hoặc cây bị bệnh. Bà con cần tìm hiểu nguyên nhân để khắc phục sớm.

Cách chăm sóc giúp Cây Sơ Ri nhanh cho trái

Sau khi trồng Sơ Ri, Bà con tiến hành tưới nước, làm cỏ, xới xáo đất, thường xuyên thăm vườn để kịp thời phát hiện sâu bệnh hại cây.

Dinh dưỡng là một trong những yếu tố quyết định nhiều đến khả năng ra hoa đậu trái của cây trồng nói chung và Cây Sơ Ri nói riêng.

Phương pháp bón phân cho Cây Sơ Ri: Đối với cây chưa có trái, Bà con bón Super lân 1 lần vào đầu mùa mưa và bón thúc Urê và Kali chia làm 3 lần.


Cách chăm sóc giúp Cây Sơ Ri nhanh cho trái

Tưới nước, tỉa cành tạo tán: Cần cung cấp đủ nước cho cây, đặc biệt vào mùa khô, cây không được tưới nước thì cây sẽ không ra hoa đậu trái. Khi Cây Sơ Ri cao 0,3m Bà con bấm đọt, chừa 3-4 cành tược khỏe mạnh. Đến khi cây cao 0,8m thì bấm đọt, chừa 4-6 cành tược trên mỗi cành tược cấp 1. Khi cây cao 2-2,2m: luôn phát đọt không cho cây cao thêm.

Phòng trừ sâu bệnh Cây Sơ Ri thường mắc bệnh Rệp Sáp, Rệp Muội, Sâu Đục Thân: Khi phát hiện bệnh Bà con phun Methyl Parathion, Sherzol, Bi 58, Azodrin, Diazinon,… nồng dộ 1/600-1/800, phun khi thu hoạch xong cây không còn trái. Sâu đục thân: Phòng bằng cách tạo tán cho vườn râm, chặt cành sau tiêu hủy, phun Bi 58.

CÁCH CHĂM SÓC CÂY SƠ RI

Cây Sơ Ri là một trong những loại trái cây được người tiêu dùng khá ưa chuộng, cây thường được trồng ngoài trời để thu hoạch trái hoặc trồng trong chậu làm Cây Kiểng Bonsai đều rất đẹp và có giá trị kinh tế cao. Cây Sơ Ri dễ trồng và dễ chăm sóc. Bà con chỉ cần làm theo các kỹ thuật chăm sóc như bên dưới là được nhé.



Hoa Cây Sơ Ri

Cách chăm sóc Cây Sơ Ri hàng ngày

Cây Sơ Ri không kén đất, có thể trồng ở nhiều địa hình, chất đất khác nhau, dù cho đất có khô hạn hay nghèo chất dinh dưỡng thì cây vẫn phát triển khỏe mạnh, chỉ cần lưu ý khi trồng thì vun bầu gốc cây cao hơn mặt đất khoảng 50cm để tránh bị ngập úng.

Hàng ngày cần chú ý tưới nước, cung cấp đủ ánh sáng và phân bón theo đúng giai đoạn phát triển của cây. Để giúp cây tăng cường khả năng ra hoa và kết trái thì Bà con cần chú ý các biện pháp xử lý ra hoa.


Cách chăm sóc Cây Sơ Ri hàng ngày

Đồng thời, Bà con cần phải thường xuyên kiểm tra và duyệt trừ một số sâu bệnh gây hại lá, và Rệp Sáp trên Cây Sơ Ri.

Cách xử lý ra hoa trên Cây Sơ Ri

Bà con nếu muốn cây ra hoa theo mùa vụ phù hợp thì chỉ cần tỉa cành ngay sau khi kết thúc vụ thu hoạch để tạo sự thoáng mát. Giúp cây nhận đủ ánh sáng và sau đó bón phân NPK cho nó, sử dụng phân bón lá để phun lên toàn bộ các cành nhánh và lá cây.

Bà con làm như thế khoảng 10 ngày sau cây sẽ ra hoa đồng loạt và khi nở rộ pha mỗi gói GA1 vào bình 8 lít nước phun giúp cho việc đậu trái.



Cách xử lý ra hoa trên Cây Sơ Ri

Ngoài ra, nếu Bà con muốn cây ra hoa sớm vào đầu mùa mưa, thì cần tưới nước ướt đẫm lên cây và dùng phân bón lá RA HOA C.A.T+F.Bo phun đều tán cây 2 lần, mỗi lần cách nhau 5 ngày.

Nếu muốn cây ra hoa trễ vụ, khi hoa nở rộ vào đầu mùa mưa, Bà con tiến hành làm rụng hoa bằng cách pha 150 gram phân urê vào bình 8 lít nước để phun lên cây. Hoa rụng xong, Bà con bón cho cây một đợt phân và phun phân bón lá RA HOA C.A.T+Fbo lên tán cây 2 lần, mỗi lần cách 7 ngày. Cây sẽ ra hoa đồng loạt và trễ hơn so với không xử lý 15 ngày.

CÁCH TRỒNG CÂY SƠ RI

Cây Sơ Ri không kén đất, dễ trồng và là loại cây đa tác dụng. Tuy nhiên, để Vườn Sơ Ri sinh trưởng, phát triển tốt Bà con cần chú ý trồng đúng kỹ thuật. Bởi trồng Cây Sơ Ri bên cạnh những kỹ thuật trồng như những loại Cây Ăn Trái khác thì còn có những lưu ý khác.


Cây Sơ Ri

Chọn đất và chuẩn bị đất trồng Sơ Ri

Sơ Ri không kén đất, nhưng thích hợp nhất là khi trồng trên đất cát pha, phù sa cổ. Cây Sơ Ri cũng có thể trồng trên những vùng đất khô hạn, đất bị phèn. Ở Tiền Giang vùng trồng nhiều Sơ Ri nhất, người dân trồng cây này trên đất cát giồng xa biển, đã đào ao lên nền vườn.

Làm đất: Bà con tiến hành cày hoặc cuốc lật 1-2 lần, sau đó phóng tuyến đào hố với khoảng cách 5 x 5m. Đào hố có kích thước 30 x 30cm, bón lót từ 5-7 kg phân hữu cơ 150g super lân.

Chọn Cây Sơ Ri Giống và thời vụ trồng

Ngày nay, Cây Sơ Ri được nhân giống bằng cách giâm cành và chiết cành. Bà con có thể tự nhân giống hoặc Mua Cây Giống tại các nhà vườn đang trồng Sơ Ri, các Vườn ươm chuyên cung cấp Cây Giống. Nên chọn cây giống được nhân giống từ phương pháp chiết cành, bởi cây sẽ sinh trưởng nhanh và cho trái đúng như cây mẹ


Chọn Cây Sơ Ri Giống và thời vụ trồng

Thời điểm tốt nhất để trồng Sơ Ri là vào tháng 5-6, chậm nhất là qua tháng 7. Nếu có nguồn nước tưới trong mùa nắng, có thể trồng vào cuối tháng 10 đến hết tháng 11.

Cách trồng Cây Sơ Ri


Cách trồng Cây Sơ Ri

Bà con moi một hố nhỏ ở chính giữa hố đã đào từ trước. Bà con trộn đều phân hữu cơ hoai mục và lân vào trong đất. Sau đó, dải qua một lớp đất phủ lên trên mặt, đặt bầu cây sao cho đáy bầu vừa tiếp xúc với phần hỗn hợp mà Bà con mới vừa lót, để cho cây mau bén rễ

Sau khi trồng, Bà con dựng cây nọc để buộc Cây Sơ Ri vào cho cây đứng thẳng. Cần che chắn cho cây nếu hướng trồng bị nhiều gió để tránh cây bị xao động nhiều, làm ảnh hưởng đến rễ mới ra sau này. Bà con chú ý tưới nước đều đặn cho cây, thường xuyên kiểm tra cây mới trồng.

CÓ NÊN TRỒNG CÂY SƠ RI BẰNG HẠT

Cây Sơ Ri không chỉ được sử dụng làm Cây Ăn Quả mang lại giá trị kinh tế cao mà nó còn là loài cây được dùng làm Cây Cảnh trồng trong sân vườn, trồng các công trình tiểu cảnh. Ngoài ra các loại Bonsai Sơ Ri làm cảnh trong nhà hay trưng bày trang trí phòng làm việc, làm quà tặng cũng khá được yêu thích. Sơ Ri là cây không được trồng bằng hạt mà được nhân giống bằng phương pháp chiết, ghép cành. Vì thế, Người chơi Cây Sơ Ri Cảnh hay trồng Sơ Ri để phát triển kinh tế thường không trồng Cây Sơ Ri bằng hạt.


Cây Sơ Ri chiết cành

Vì sao không nên trồng Cây Sơ Ri bằng hạt

Phương pháp nhân giống bằng hạt tuy đơn giản và tốn ít công sức để tạo ra cây con, cây giống nếu được nhân giống bằng hạt sẽ có sự thích nghi tốt và bộ rễ khỏe mạnh. Song thời gian nhân giống từ hạt khá dài.

Hơn nữa, Cây Sơ Ri trồng từ hạt dễ bị thoái hóa giống, Bà con khó kiểm soát được các phẩm chất của cây con do có thể có hiện tượng biến dị di truyền. Đặc biệt, cây chậm ra hoa, quả hơn so với phương pháp nhân giống vô tính.


Vì sao không nên trồng Cây Sơ Ri bằng hạt

Nhân Giống Sơ Ri bằng phương phương pháp chiết, ghép cành

Hai trong số các cách nhân Giống Sơ Ri hiệu quả và phương pháp chiết cành và ghép cành. Với hai phương pháp này Bà con chỉ cần chọn cây 3-7 tuổi khỏe để làm giống. Trong đó, phương pháp chiết cành được cho là hiệu quả hơn so với các phương pháp còn lại.


Nhân Giống Sơ Ri bằng phương phương pháp chiết, ghép cành

Chiết cành: Bà con chọn cành sát mặt đất, vỏ chuyển màu nâu, bẻ gập ngước cho gãy phần lõi nhưng vẫn còn dính lại phần vỏ. Nhúng vết gãy vào dung dịch 2,4 D nồng độ 40-60 phần triệu và bó đất vào bọc nilon lại sau 1-5 tháng, cắt ra cho vào bầu đợi đem trồng mới.

Giâm cành:
Bà con cắt các cành mới hoá nâu thành đoạn 20-25cm; nhúng vào dung dịch 2,4D nồng độ 40-60 phần triệu trong 15-20 phút. Sau đó đem giâm ở vườn giâm, khoảng cách giâm 12 x 12cm (70 cành/m2). Tưới nước giữ ẩm mỗi ngày.

Hai phương pháp nhân giống này được đánh giá là hiệu quả hơn việc Nhân Giống Từ Hạt, bởi cây giống có tỷ lệ sống cao hơn và nhanh phát triển, nhanh cho trái hơn.

ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂY SƠ RI

Cây Sơ Ri hay còn gọi là Kim Đồng Nam, Sơ Ri Vuông có tên khoa học là Malpighia Glabra L có nguồn gốc ở Tây Ấn và Miền Bắc Nam Mỹ. Cây Sơ Ri được đưa vào Việt Nam trồng ngoài trời hoặc làm cây bonsai đều rất được ưa chuộng. Cây Sơ Ri có giá trị kinh tế cao, được trồng để lấy quả và làm cây cảnh, cây phát triển rất nhanh và cho ra quả quanh năm, đây cũng là cây chủ lực trong Giống Cây Trồng ở nước ta nói riêng cũng như các tỉnh ở Miền Tây Nam Bộ.


Cây Sơ Ri có giá trị kinh tế cao

Đặc điểm hình thái

Cây Sơ Ri là một loài cây bụi hay cây thân gỗ nhỏ, có thể cao tới 3 m, với tán lá dày, có gai, có nhiều cành nhỏ. Lá thường xanh, dạng đơn hình trứng-hình mác, dài 5-10 cm, với mép lá nhẵn.


Đặc điểm hình thái Cây Sơ Ri

Hoa Sơ Ri mọc thành tán với 2-5 hoa cùng nhau, mỗi hoa có đường kính 1-1,5 cm, với 5 cánh hoa màu hồng hay đỏ. Quả Sơ Ri có dạng hình tròn, dẹt ở hai đầu, có 3 múi. Khi quả chín có màu đỏ tươi, đường kính 1 cm, chứa 2-3 hạt cứng. Vỏ quả nhẵn bóng, mỏng, mềm và rất dễ bị dập. Đây là loại quả mọng, xanh có vị chua và chín có vị ngọt, chứa nhiều vitamin C và các chất dinh dưỡng khác.

Đặc điểm sinh thái

Cây Sơ Ri không kén đất trồng, phù hợp với những vùng đất cát pha hay đất phù sa cổ (đất feborit ). Cây cũng có thể thích nghi trong điều kiện môi trường khô hạn, ngập úng, nước mặn, đất nghèo chất dinh dưỡng. Nếu trồng vùng đất sét hay đất phù sa, ta nên trồng trên mô cao để dễ xử lí hệ TH.


Đặc điểm sinh thái Cây Sơ Ri

Cây Sơ Ri được trồng nhiều ở vùng đất Bình Phú (Bến Tre), Gò Công Đông (Tiền Giang)…các vùng đất khác cũng có thể trồng được Sơ Ri. Cây Sơ Ri ra hoa và cho trái quanh năm. Tuy là cây chịu được khô hạn nhưng trong giai đoạn ra trái cây cũng cần nhiều nước, nếu thiếu nước trái sẽ không bóng và to.

Monday, October 2, 2017

GIỚI THIỆU VỀ CÂY SƠ RI



Cây Sơ Ri

Tên phổ thông: Sơ Ri, Kim Đồng Nam, Xơ Ri
Tên khoa học: Malpighia Glabra
Họ thực vật: Malpighiaceae
Nguồn gốc xuất xứ: Tây Ấn và Miền Bắc Nam Mỹ
Phân bố ở Việt Nam: Rộng khắp, nhưng chủ yếu là ở Tiền Giang.

A. Đặc điểm hình thái:

Thân, tán, lá: Cây thân gỗ nhỏ, mọc thành bụi, có thể cao đến 3m, tán lá dày, có gai. Lá thường xanh, lá đơn hình mác hoặc hình trứng, mép là nhẫn.

Hoa, quả, hạt: Cây có hoa mọc thành tán, có 5 cánh hoa màu hồng hay đỏ. Quả có dạng hình tròn, dẹt ở hai đầu, có 3 múi. Quả Sơ Ri thường có màu xanh khi chín dần chuyển thành vàng cam rồi đỏ tươi, mọng nước, chứa nhiều vitamin c và dinh dưỡng. Vỏ quả nhẫn bóng, mỏng, mềm và rất dễ bị dập.

B. Đặc điểm sinh lý:

Tốc độ sinh trưởng: nhanh

Cây thích nghi với những vùng đất cát pha hay đất phù sa cổ. Trong giai đoạn ra trái cây cũng cần nhiều nước, nếu thiếu nước trái sẽ không bóng và to.

Giá trị của Cây Sơ Ri: Sơ Ri chứa rất nhiều dưỡng chất có ích cho sức khỏe và hỗ trợ việc chữa trị một số bệnh thường gặp như: cảm, sốt, viêm lợi, sâu răng hay trầm cảm…Cây Sơ Ri còn giúp ngăn ngừa tình trạng xuất huyết ở võng mạc và bệnh đục thủy tinh thể. Trái Sơ Ri góp phần ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng và sự lão hóa của tế bào bằng cách ngăn cản không để các gốc tự do gây hại cho máu, kiểm soát tình trạng béo phì và giữ cơ thể luôn khỏe mạnh. Không chỉ cung cấp ít béo và calo, Sơ Ri còn giúp đẩy mạnh quá trình chuyển hóa và cung cấp những dưỡng chất cần thiết cho các tế bào.

Cây Sơ Ri có thể được trồng trong chậu hoặc trong vườn cây, vừa trang trí vừa lấy trái. Cây Sơ Ri kiểng tạo dáng Cây BonSai đẹp, rất được ưa thích.




Trái Sơ Ri